Get Even More Visitors To Your Blog, Upgrade To A Business Listing >>

Có học sinh giỏi, nhưng chưa có người tài

Đó là ý kiến chung của nhiều nhà khoa học xoay quanh câu chuyện VN có nhiều học sinh giỏi, nhưng ngành khoa học cơ bản của nước nhà lại không phát triển.

 GS.TSKH Lê Tuấn Hoa (viện trưởng Viện Toán học):

Đừng nên ảo tưởng quá mức về các cuộc thi

Xã hội nên nhìn nhận thành tích của các học sinh giỏi đoạt giải quốc tế một cách bình tĩnh. Đừng bốc đồng, ảo tưởng quá mức về kết quả này, cũng đừng tạo thành áp lực vô lý lên các em.

Đoạt giải quốc tế chứng tỏ các em thông minh, có năng lực tốt. Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa sau khi đạt thành tích, các em phải gắn chuyên ngành của môn đoạt giải đó với cả cuộc đời mình. Việc học sinh đoạt giải quốc tế môn toán, lý… nhưng chọn học luật, kinh tế, hay học y cũng là điều bình thường.

Nếu ai đó đặt vấn đề, và cho rằng quá khó hiểu, đáng tiếc khi nhiều học sinh đoạt giải quốc tế, sau đó lại mất hút ở chính những lĩnh vực chuyên môn của ngành khoa học đó, thì cách nhìn nhận này cũng sai lầm.

Kể cả việc coi học sinh đoạt giải quốc tế chứng tỏ “ngành khoa học đó của VN đang lên” cũng là ảo tưởng trầm trọng. Đồng nhất việc thi thố với thành tích của khoa học chuyên môn là sai lầm, vì nó không dính dáng gì đến nhau cả.

GS Ngô Bảo Châu:

Giáo dục ĐH chưa chuyển mình, nghiên cứu cơ bản chưa phát triển

Là những người có năng khiếu, đam mê, phần lớn học sinh sau khi đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế đều tiếp tục phát triển, theo đuổi các ngành khoa học cơ bản và có nhiều bạn thành công. Có điều phần lớn các bạn thành công trong lĩnh vực khoa học cơ bản là ở nước ngoài. Sau khi học tập, các bạn đó đã chọn ở lại nước ngoài làm việc, nghiên cứu.

Điều đó cũng dễ hiểu, đất nước còn nhiều khó khăn, điều kiện làm việc trong nước có khoảng cách chênh lệch quá lớn so với ở nước ngoài, nên không đủ sức thu hút các bạn ấy trở về làm việc, nghiên cứu trong nước. Có lẽ đó là lý do chủ yếu khiến chúng ta tuy có tiềm năng về con người, nhưng vẫn thiếu hụt đội ngũ kế cận phát triển các ngành khoa học cơ bản.

Các lĩnh vực khoa học cơ bản của chúng ta chưa phát triển, chưa có những thành tựu nổi bật tầm quốc tế. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng 10-15 năm gần đây, khoa học cơ bản của chúng ta không có sự thay đổi.

Theo tôi, chừng nào nền giáo dục ĐH của VN chưa có sự chuyển mình mạnh mẽ thì nghiên cứu cơ bản trong nước chưa thể phát triển được.

Cải cách giáo dục ĐH một cách triệt để, có những thay đổi mang tính cải tổ, minh bạch hơn mới có thể thu hút những nhà khoa học trẻ ở nước ngoài về nước làm việc. Từ đó làm thay đổi nghiên cứu khoa học cơ bản. Và ngược lại, khi nghiên cứu cơ bản trong nước mạnh lên cũng sẽ làm thay đổi tích cực đến giáo dục ĐH, nhất là về chất lượng.

* PGS.TS Phan Bảo Ngọc (trưởng bộ môn vật lý, ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM):

Chính sách thu hút người tài chưa hiệu quả

Để các em xuất sắc theo đuổi nghiên cứu khoa học nói chung hay khoa học cơ bản nói riêng thì nghiên cứu khoa học phải là một nghề đủ hấp dẫn so với các ngành nghề khác trong xã hội. Ví dụ, môi trường và cơ sở vật chất nghiên cứu khoa học phải hiện đại, theo kịp thế giới, có mức lương tương đối cao so với mặt bằng xã hội.

Một lứa học sinh cả nước chỉ có vài chục em xuất sắc như vậy, nhưng nếu làm nghiên cứu cơ bản trong nước cỡ 10-15 triệu đồng/tháng, lương chỉ bằng tài xế xe Uber, Grab thì rõ ràng chẳng hấp dẫn chút nào đối với các em này.

Chúng ta mới có học sinh giỏi, chứ chưa có được nhiều người tài làm việc tại VN. Ở một vài nơi đã có chính sách thu hút người tài, nhưng chưa hiệu quả. Lý do, theo tôi, liên quan đến việc thực hiện chính sách vẫn còn hình thức, không đi đến tận cùng của vấn đề.


Filed under: Tin tức


This post first appeared on Làm Bằng Cấp 3, Làm Bằng đại Học Tại TPHCm, please read the originial post: here

Share the post

Có học sinh giỏi, nhưng chưa có người tài

×

Subscribe to Làm Bằng Cấp 3, Làm Bằng đại Học Tại Tphcm

Get updates delivered right to your inbox!

Thank you for your subscription

×