Get Even More Visitors To Your Blog, Upgrade To A Business Listing >>

Tết âm lịch trong đa dạng văn hóa khác nhau tại các nước châu Á

Tết âm lịch hay Tết Nguyên Đán là một Trong những nét văn truyền thống văn hóa đã có tự bao đời nay. Không chỉ riêng Việt Nam, một số quốc gia châu Á khác cũng coi đây là ngày lễ lớn của dân tộc. Ở mỗi quốc gia khác nhau lại có những phong tục đón Tết đặc biệt theo cách riêng. Hãy cùng NextXPhần mềm quản lý nhân sự khám phá văn hóa các nước trong ngày Tết bạn nhé.

Tết âm lịch – ngày lễ lớn với nhiều quốc gia châu 

Châu Á trong mắt nhiều du khách nước ngoài được đánh giá như một thế giới thu nhỏ. Với những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ cùng nền văn hóa độc đáo đến từ những người dân bản địa. Theo văn hóa của phần lớn người Châu Á, Tết cổ truyền là một dịp lễ đặc biệt.

Tết cả các nước trong khu vực Đông Nam Á dù cùng đón vào lịch nghỉ Tết âm lịch nhưng đánh giá tương đối đa dạng. Đặc biệt là sự khác biệt bởi đặc điểm đa dân tộc, đa tôn giáo và đa văn hoá. Theo nhiều quan điểm, ý nghĩa của Tết  tại Singapore và Việt Nam gắn liền với thời khắc giao thoa năm cũ sang năm mới. đây là khoảng thời gian chuyển. Như Lào, Campuchia, Myanmar gắn với mùa từ mùa khô sang mùa mưa. Còn tại Malaysia, Indonesia, Philippines dịp Tết gắn liền với một cột mốc quan trọng. Nó liên quan đến lịch sử phát triển tôn giáo chính của mỗi quốc gia.

Dù mang nhiều nét khác biệt trong văn hóa phong tục ngày Tết, song tết Âm lịch ở các nước châu Á vẫn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng sum họp. Là thời khác cùng nhau đón chào năm mới bình an và hạnh phúc. 

Tết âm lịch tại Trung Quốc

Đối với người Trung Quốc, Tết dương lịch được gọi là Nguyên đán, còn Tết âm lịch được gọi là Xuân tiết. Khi ấy lịch tính theo mặt trăng sẽ đánh dấu sự khởi đầu một năm mới. Người Trung Quốc gọi là qua niên, tức là đón Tết.

Xem thêm: Bỏ túi 10+ câu chúc Tết hay và ý nghĩa dành tặng cho gia đình và bạn bè

Tết cổ truyền với người Trung Quốc được coi là ngày lễ lớn nhất trong năm; bởi vậy mà việc chuẩn bị rất được chú trọng. Người Trung Quốc thường sẽ trang hoàng nhà cửa với màu đỏ làm chủ đạo để chuẩn bị cho ngày lễ trọng đại này. Họ sẽ chọn những vật có sắc đỏ treo trong nhà với mong muốn mang lại may mắn. Đặc biệt là treo ngược Phúc với ngụ ý “Phúc đáo” tức Phúc đến nhà. Bởi vậy mà du khách sẽ thấy tràn ngập sắc ấm nóng khi đến Trung Quốc vào dịp lễ đặc biệt này.

Trong mâm cơm ngày Tết bánh sủi cảo là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Hoa. Sủi cảo được coi là món ăn may mắn trong dịp năm mới. Bởi những chiếc sủi cảo sẽ được cố tình tạo hình giống thỏi tiền vàng từng dùng vào thời phong kiến. Nhiều gia đình còn cho tiền xu vào nhân trong bánh bất kỳ rồi hấp lên. Khi ai ăn trúng chiếc bánh có nhân chứa tiền xu, được coi sẽ gặp may mắn cả năm.

Tết cổ truyền ở Mông Cổ

Xem thêm: Bí quyết 3 cách chọn giỏ quà tết trong đầu xuân năm mới ý nghĩa

Tết âm lịch ở Mông Cổ với tên gọi riêng là Tsagaan Sar. Thông thường lễ hội này sẽ được diễn ra vào tháng hai hằng năm; theo lịch âm của người Mông Cổ. Tết sẽ là sự kết thúc của mùa đông khắc nghiệt trong một năm và sự bắt đầu mùa xuân tươi mới. Bởi vậy đây được coi là dịp lễ quan trọng nhất của người Mông Cổ. Phần lớn là dân du mục, vậy nên họ thường sinh sống lang bạt trên những bãi cỏ bạt ngàn. Vì vậy người dân Mông Cổ rất hiếm khi có dịp tụ tập đầy đủ họ hàng. Nhiều gia đình phần lớn sẽ không gặp gỡ nhau trong một năm trời dài. 

Trong phong tục truyền thống, trước ngày Tsagaan Sar, người ta sẽ dọn dẹp; chuẩn bị đầy đủ và tỉ mỉ mọi thứ trong lễ Bituun. Tất cả sẽ cần bày biện bữa ăn thịnh soạn và tươm tất. Thức ăn truyền thống sẽ có thịt cừu, đồ uống làm từ sữa ngựa,bánh kẹo truyền thống, cơm nấu bằng sữa đông, bánh bao hấp… Họ sẽ ăn đến lúc bụng no căng, bởi để bụng đói trước thềm năm mới là điều kiêng kỵ. Cũng theo quan niệm, chuẩn bị càng nhiều đồ ăn thì năm mới càng sung túc.

Tết trong lễ hội mùa xuân tại Singapore

Cùng thời điểm đón Tết giống người Trung Quốc. Người Singapore rất coi trọng ngày Tết cổ truyền với 3 sự kiện nổi bật được diễn ra. Đó là lễ hội: Hoa đăng, hội Singapore River Hongbao và hội Chingay cùng nhiều hoạt động khác.

Tại Singapore, Tết âm lịch có khá nhiều nét tương đồng so với những ngày Tết ở Trung Quốc. Điieuf này khá dễ hiểu bởi phần lớn dân số nơi đây là người Hoa. Vào đêm 30, người dân sẽ đón giao thừa cùng nhau, chờ đón khoảnh khắc một năm mới. Và khi ấy những đứa trẻ sẽ được bố mẹ cúng bái. Sau khi đã chờ đốt pháo xong rồi mới đi ngủ. Cho tới sáng hôm sau, mọi người trong gia đình cùng nhau đi chúc tết bạn bè, người thân với những lời chúc tốt đẹp đầy may mắn.

Trong lễ hội Hoa đăng, hình ảnh trang trí chủ đạo của lễ hội ứng với các con vật. Mỗi con vật sẽ tượng trưng cho năm đó theo quy luật lần lượt 12 con giáp. Bên cạnh đó lễ hội Singapore River Hongbao sẽ được diễn ra với một chuỗi hoạt động giải trí lý tưởng cho các gia đình. Cuối cùng là lễ hội Chingay. Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là “nghệ thuật trang phục và hoá trang”. Đây là hoạt động độc đáo vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước và với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.

Tết Seollal Hàn Quốc

Xem thêm: 8 loài hoa ngày Tết mang vận may tài lộc dồi dào cho gia chủ

Cùng đón Tết âm lịch vào ngày mùng 1 tháng giêng âm lịch như người Việt Nam. Tết cổ truyền Hàn Quốc được gọi với tên là Seollal. Vào ngày 30, các thành viên cũng sẽ có hoạt động dọn dẹp và trang trí nhà cửa trước thềm năm mới. Trước đêm giao thừa, bắt buộc mỗi người sẽ phải tắm nước nóng tẩy trần. Sau đó thực hiện nghi thức bái lạy, chúc thọ và nhận tiền lì xì trong bộ Hanbok truyền thống.

Bánh bao mandu, súp gạo cắt lát mỏng, sườn bò cay và miến trộn, sẽ là món ăn mọi người cùng nhau thưởng thức sau nghi lễ. Seollal cũng là dịp mà các thành viên cùng nhau tham gia các hoạt động giải trí trong năm mới. Với trò chơi phổ biến nhất là cờ cá ngựa tương tự Việt Nam với tên gọi “yutnori”. Người chơi sẽ di chuyển phụ thuộc vào kết quả khi tung 4 thanh gỗ lên không trung. Hay các trò chơi dân gian phổ biến khác như ném tên hay bập bênh.

Tết âm lịch tại Ấn Độ

Xem thêm: 10 mặt hàng kinh doanh Tết kiếm tiền bội tiền trong thời điểm vàng 

Không có truyền thống tổ chức vào đêm 31 tháng 12 như một số quốc gia khác, người Ấn Độ kỷ niệm vào ngày quốc khánh Deepavali. Vào ngày Tết đường phố sẽ được trang hoàng lộng lẫy với đốt pháo bông vào ban đêm. Cùng với đó là những lá cờ với gam màu cam được treo trên nóc mỗi tòa nhà. Khi về ban đêm, người dân cũng sẽ trang trí các ngọn đèn điện trên mái nhà. Hình nộm sẽ được đem ra đốt là một hình thức phong tục không thể thiếu của người Ấn Độ. Bên cạnh đó là những tiết mục dân gian nơi bước đi và nhảy múa trên những ngọn lửa hồng. Thi đấu với sự tượng trưng cho sức mạnh giữa nam và nữ cũng được mang ra tổ chức. 

Một văn hóa đặc trưng ngày Tết Nguyên Đán nơi đây là bôi phẩm màu lên người đối phương. Vào ngày này, sinh viên có thể bôi màu lên giáo viên của mình và công chức cũng có thể bôi lên thủ trưởng. Ở số vùng khác, người ta té nước lên nhau thay cho việc bôi phẩm màu.

Tết Songkran Thái Lan

Cũng giống như Tết Nguyên Đán của người Việt Nam, người dân Thái Lan dù đang học tập hay làm việc ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ trở về quê. Khi ấy mọi người quây quần bên gia đình, người thân. Cùng nhau thực hiện các nghi lễ tôn giáo cũng như các nghi lễ theo truyền thống để tỏ lòng thành kính.

Xem thêm: Mâm cỗ ngày Tết – Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của mỗi vùng miền

Vào ngày Tết âm lịch, gia đình sẽ cùng nhau đi chùa, cúng dường. Cùng nhau phóng sinh các loài vật và thực hiện nghi thức tắm Phật cầu may mắn, phúc lộc cho năm mới. Lễ rửa tay, chân bằng nước thơm nấu từ hoa hồng hoặc hoa nhài; sẽ được con cháu rửa cho người có vai vế cao hơn được coi là phong tục không thể thiếu. Bên cạnh đó, bôi bột mì trắng lên mặt đối phương cũng là văn hóa giúp xua đuổi đi những điều không may mắn trong năm mới 

Và một lễ hội được người người mong đợi nơi đây chính là lễ hội té nước. Tất cả người dân sẽ tạt nước lên người nhau. Như một cách để gột rửa, xua đuổi những điều xui xẻo trong năm cũ; mong cầu một năm mới tốt đẹp hơn.

Tết Nguyên Đán tại Campuchia

Tết âm lịch được coi là lễ hội ăn mừng năm mới theo truyền thống của dân tộc của người Khmer. Hay còn được gọi với tên gọi là lễ hội Chol Chnam Thmay. Họ tin rằng sẽ có một vị thần vào mỗi năm mới được đưa xuống để chăm lo và giúp đỡ cho cuộc sống của con người trong một năm đó.

Tết của người Khmer thường kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 ngày theo tập tục xưa. Các công việc dù quan trọng cũng đều được dừng lại, để mọi người có thời gian vui chơi và nghỉ ngơi giải trí. Người dân Campuchia sẽ tưng bừng và náo nhiệt đón ngày Tết âm lịch trên các con phố lớn. Tại đây, lễ hội té nước hay bôi bột màu cũng là một nét đẹp văn hóa được diễn ra xuyên suốt trong 3 ngày liên tục.

Tết âm lịch muộn nhất châu Á – Philippines

Là quốc gia đón Tết âm lịch muộn nhất trong lịch sử châu. Tới tận năm 2012, chính phủ Philippines mới chính thức công nhận Tết âm lịch là một trong những ngày lễ lớn trong năm. Người dân sẽ chuẩn bị đồ cúng để đi chùa cầu cho một năm mới bình an và may mắn.

Xem thêm: Tổng hợp 20 món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt

Múa lân và múa rồng luôn là các màn trình diễn mở đầu chào mừng cho một năm mới của người dân nơi đây. Bánh gạo ngột Tikoy chính là một trong số món ẩm thực không thể thiếu trong bàn ăn. Được chế biến từ gạo nếp, đường và nước trộn thêm ít mỡ he. Sau đó là trộn chung cùng trứng gà; bánh gạo bột sau đó được chiên lên trước khi đánh đều. Tất cả nguyên liệu được cho vào bánh được người dân coi là đều mang những ý nghĩa riêng cầu chúc cho gia đình luôn bên nhau.

Kết luận

Dù Tết âm lịch không ít nét khác biệt trong đặc thù văn hóa ở mỗi quốc gia. Song điểm chung Tết âm lịch ở các nước châu Á đều là dịp để mỗi thành viên trong gia đình cùng quây quần bên nhau. Nơi cùng nhau chào đón năm mới bình an và hạnh phúc. Mong rằng tin tức NextX mang tới sẽ giúp bạn khám phá được thêm nhiều không khí Tết trên các nước châu Á.

Bài viết liên quan: Mách bạn 5 File Excel quản lý bán hàng đơn giản, hiệu quả

Rate this post


This post first appeared on Next CRM - Nền Tảng CRM Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam, please read the originial post: here

Share the post

Tết âm lịch trong đa dạng văn hóa khác nhau tại các nước châu Á

×

Subscribe to Next Crm - Nền Tảng Crm Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam

Get updates delivered right to your inbox!

Thank you for your subscription

×