Get Even More Visitors To Your Blog, Upgrade To A Business Listing >>

Top 8 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa có lãi siêu chi tiết cho người mới

Cửa hàng tạp hóa đang là hướng đầu tư được nhiều người lựa chọn. Bạn muốn mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại địa phương nhưng chưa có kinh nghiệm? Trong bài viết này, hãy cùng NextX tham khảo ngay top 8 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa có lãi siêu chi tiết cho người mới. Cho dù bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố đều có thể áp dụng.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công do nghiên cứu thị trường kinh doanh

Để  kinh doanh cửa hàng tạp hóa thành công, bạn cần dành thời gian nghiên cứu thị trường. Bạn có thể xác định được nhóm khách hàng mục tiêu và những thách thức khi tham gia thị trường.

Theo báo cáo của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống. Theo thống kê của Kantar Worldpanel Việt Nam, các kênh bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa vẫn đáp ứng được 85% nhu cầu hàng ngày của người dân. Điều này là do cửa hàng tạp hóa có quy mô nhỏ. Có chi phí vận hành thấp nên giá cả hàng hóa rẻ.

Khi khảo sát thị trường kinh doanh tạp hóa, bạn cần nghiên cứu môi trường xung quanh. Có nhiều cư dân không, mức thu nhập của họ như thế nào? Xem cửa hàng tạp hóa đã mở trước có bao nhiêu, họ đang bán những hàng hóa gì? Từ đó chúng ta có thể lập kế hoạch để mở cửa hàng tạp hóa. Điều này rất quan trọng để bạn có thể giảm thiểu rủi ro khi bắt đầu kinh doanh và tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.

Tìm kiếm, lựa chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa

Nhiều bạn thắc mắc rằng nên mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố ?

Từ những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa của những người đi trước. Chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn không cao, hàng hóa dễ bán, ít cạnh tranh. Tuy nhiên lượng khách hàng sẽ không đông như ở thành phố. Do đó tiền lãi thu được không cao. Ở thành phố lượng khách hàng đông nên lãi suất cũng cao hơn. Tuy nhiên, mở cửa hàng tạp hóa trong thành phố đòi hỏi nhiều chi phí hơn. Tiền thuê mặt bằng, mua thiết bị, nguồn hàng, nhân sự,… khá tốn kém. Mặt khác, việc cạnh tranh giữa các cửa hàng tạp hóa trong thành phố cũng rất khó khăn.

Bạn nên chọn vị trí đặt cửa hàng ở nơi đông dân cư, phương tiện qua lại đông đúc. Nếu thuê vỉa hè tốt nhất nên tránh những nơi khuất tầm nhìn. Cửa hàng tạp hóa phải có mặt tiền tiếp xúc với các trục đường chính. Hay đường lớn có càng nhiều người qua lại càng tốt. Với mặt tiền khoảng 5 m và diện tích 60 m2, cửa hàng tạp hóa của bạn sẽ dễ dàng sắp xếp hàng hóa và treo bảng hiệu để thu hút nhiều người tiêu dùng. Một điểm cực kỳ quan trọng để thu hút khách hàng, cửa hàng tạp hóa của bạn nên có chỗ để xe. Khách hàng gửi xe sẽ không cảm thấy khó chịu dẫn đến bất tiện khi mua sắm.

Kinh nghiệm xác định chi phí để mở cửa hàng tạp hóa

Bạn phải xác định mức chi phí mở tạp hóa sẽ phụ thuộc vào quy mô, diện tích kinh doanh. Nếu bạn thuê mặt bằng thì phải trả tiền thuê hàng tháng. Giá thuê mặt bằng cũng dao động tùy theo vị trí mà bạn muốn kinh doanh tạp hóa. Giá thuê mặt bằng trung bình là khoảng 10-15 triệu mỗi tháng, với diện tích khoảng 50m2. Bên cạnh đó là chi phí đầu tư nhập hàng khoảng 300 triệu đồng. Chi phí cho các trang thiết bị trong cửa hàng tạp hóa khoảng 40 triệu. Trong đó, kệ để hàng là thiết bị quan trọng và chiếm số vốn lớn nhất. Diện tích khoảng 50 m2 thì giá kệ khoảng 20 triệu đồng. Bạn cũng phải chi tiền cho các trang thiết bị khác bao gồm máy tính tiền, phần mềm thanh toán, cổng từ an ninh (nếu cần). Và các thiết bị lưu trữ cần thiết trong kho như kệ chứa hàng, máy lạnh,…

Hầu hết chủ cửa hàng tạp hóa đều là người quản lý đồng thời là người bán hàng. Nhưng nếu bạn mở cửa hàng với quy mô lớn thì sẽ phải thuê thêm nhân viên. Chi phí thuê nhân viên bán hàng khoảng 5 triệu/tháng. Ngoài ra là chi phí trả cho nhân viên giao hàng hay nhân viên sắp xếp kho…

Xem thêm: Bán tạp hóa có lời không? 5 bí kíp bán tạp hóa thu lợi nhuận khủng

Kinh nghiệm lên danh sách mặt hàng khi mở cửa hàng tạp hóa

Theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa lâu năm, cửa hàng của bạn cần phải cung cấp đầy đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Từ cây kim đến bánh kẹo, bao thuốc lá, xà bông, bột giặt, bia, rượu,…. để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Danh mục hàng bán và số lượng nhập cần căn cứ vào giá cả, nguồn vốn và đối tượng khách hàng. Nếu bạn mới mở cửa hàng thì nên nhập về mỗi loại một ít nhưng khác chủng loại, nhãn hiệu để khách hàng lựa chọn. Sau một khoảng thời gian bán hàng, bạn nên kiểm tra thói quen mua hàng của người tiêu dùng trên địa bàn. Để biết mặt hàng nào bán chạy nhất và lên kế hoạch nhập hàng hợp lý. Dù bạn có số vốn lớn cũng không nên nhập quá nhiều hàng hóa hoặc dự trữ quá nhiều. Việc nhập quá nhiều hàng hóa có thể dẫn đến tồn kho, ứ đọng vốn, hàng dễ bị hư hỏng, hàng lỗi thời,….

Nếu bạn biết cách thương lượng các điều khoản với nhà cung cấp, bạn có thể mua hàng trước và thanh toán sau. Vì vậy bạn không tốn nhiều vốn và giá của sản phẩm  sẽ thấp hơn một chút. Một bí quyết nữa là bạn nên biết cách “ôm” hàng trước khi giá tăng. Nhiều nhà cung cấp sẽ nói với bạn ngay trước đợt tăng giá của sản phẩm. Nếu bạn dám mạo hiểm ôm hàng thì chắc chắn bạn sẽ lãi to.

Xem thêm: 8 bước mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn giúp thu hồi vốn nhanh chóng

Kinh nghiệm lên kế hoạch tiếp thị khi mở cửa hàng tạp hóa

Vì chỉ phục vụ khách hàng trong khu vực nên bạn không cần triển khai các chương trình xúc tiến bán hàng quá cầu kỳ như các thương hiệu chuỗi bán lẻ, siêu thị mini. Bạn nên thực hiện các phương pháp quảng bá như:

 – Đặt tên cho cửa hàng: Bạn có thể dùng tên của mình, tên của người thân trong gia đình hoặc những tên riêng biệt khác để đặt tên cho cửa hàng tạp hóa của mình. Nên chọn tên ngắn gọn, dễ nhớ để gây ấn tượng và thu hút khách hàng.

 – Tạo biển/bảng quảng cáo: Bạn nên có một biển quảng cáo ngay trên cửa và một bảng quảng cáo nhỏ trước cửa hàng để quảng cáo và thu hút khách hàng đến mua sắm.

 – Dịch vụ khách hàng: Để cạnh tranh trực tiếp với những ông lớn trong ngành bán lẻ như Vinmart, 7-Eleven,…, bạn phải thận trọng trong tương tác với khách hàng. Bạn nên thể hiện thái độ phục vụ thân thiện, niềm nở để tạo ấn tượng tốt với khách hàng và khiến họ quay lại cửa hàng của bạn.

  – Chiến lược marketing: Các chiến lược marketing hiệu quả nhất cho cửa hàng tạp hóa thường là khuyến mãi, tặng quà, giảm giá,… Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các chương trình tích điểm, giá rẻ, giao hàng tận nhà,…

Kinh nghiệm về giấy tờ pháp lý để mở cửa hàng tạp hóa

Nhiều chủ cửa hàng cho rằng kinh doanh tạp hóa vừa và nhỏ thì không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đây là cách nghĩ sai lầm. Để cửa hàng tạp hóa được kinh doanh thuận lợi,  bạn cần đăng ký kinh doanh cá nhân hoặc hộ gia đình với cơ quan có thẩm quyền. Để hoạt động kinh doanh, bạn cần có 3 loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  • Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
  • Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngoài ra, bạn có thể phải xin giấy phép bán thuốc lá và rượu nếu bạn đang kinh doanh sản phẩm này.  Tùy thời điểm, thủ tục làm giấy tờ mở cửa hàng tạp hóa có thể dễ hoặc khó hơn. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại giấy tờ mở cửa hàng tạp hóa cho từng địa phương. Để đảm bảo nhất, bạn nên đến trực tiếp văn phòng đăng ký ở địa phương để được tư vấn chi tiết hơn.

Trong trường hợp không có giấy phép đăng ký kinh doanh, bạn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Sau khi đăng ký kinh doanh tạp hóa, bạn phải nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Có hai loại thuế phải đóng là thuế môn bài khoảng 500.000-700.000 đồng/năm và thuế kinh doanh khoảng 300.000-500.000 đồng/tháng.

Xem thêm: 9 bước lập kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa đơn giản nhất cho người mới

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa có lãi nhờ thiết kế, trưng bày đẹp mắt

Cửa hàng tạp hóa là nơi cung cấp nhiều loại hàng hóa. Nếu không có cách thiết kế, bài trí khoa học, đẹp mắt thì cửa hàng trông sẽ rất rối mắt, kém thẩm mỹ. Điều này ảnh hưởng đến quyết định ghé thăm và mua hàng của khách hàng.

Nguyên tắc xếp hàng là: Hàng nặng, lớn xếp dưới, hàng nhỏ, nhẹ xếp trên. Khi trình bày phải chú ý đặt ngay ngắn, không nghiêng ngả. Tên và nhãn phải đúng tên, đúng giá và hướng ra ngoài. Đối với sản phẩm dạng túi, bạn nên thiết kế móc treo có nhiều móc chia thành nhiều tầng. Các sản phẩm khác nhau không được xếp chồng lên nhau. Đồ dễ vỡ nên để ở ngăn dưới có thanh chắn.

Hàng hóa phải được bày trên kệ theo phương thức nhập trước xuất trước, nghĩa là hàng cũ, hạn sử dụng ngắn hơn xếp phía ngoài, hàng mới xếp phía trong. Bạn cũng nên đặt những mặt hàng có giá trị thấp như kẹo cao su, sữa, thuốc lá, bánh mì ngọt,… lên quầy thanh toán để thu hút người mua.

Các sản phẩm ở vị trí có lưu lượng truy cập cao nhất thường được mua nhiều nhất. Bạn nên đặt các mặt hàng khuyến mãi ở ngang tầm mắt và trên kệ trong tầm với của người mua hàng. Để tăng độ hiện diện và lượt mua của khách hàng.

Các sản phẩm liên quan tới nhau như dầu gội, dầu xả, dầu ủ tóc… nên đặt gần nhau sẽ kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Các mặt hàng được phân loại thì nên đặt bảng tên để khách hàng nhận biết để lựa chọn sản phẩm cần mua.

Quản lý cửa hàng tạp hóa toàn diện với phần mềm bán hàng

Cửa hàng tạp hóa tuy không lớn nhưng khối lượng công việc của chủ cửa hàng rất nhiều. Ngoài kiểm kê hàng hóa còn phải quản lý chi tiêu, nhân viên, tồn kho, v.v. Trong mô hình kinh doanh truyền thống, hầu hết mọi thứ đều được thực hiện thủ công, được ghi lại trên giấy. Điều này rất bất tiện và dễ dẫn đến sai sót, thất thoát.  Giải pháp cho vấn đề này là đầu tư vào phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm này giúp chủ cửa hàng quản lý toàn bộ các nghiệp vụ nhập hàng, bán hàng, tài chính… Giúp quản lý, giám sát hàng hóa lưu trữ một cách khoa học.

Chúng tôi xin giới thiệu nền tảng NextX – giải pháp hỗ trợ bán hàng chuyên nghiệp. NextX là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tích hợp với các mạng xã hội. Và sàn thương mại điện tử, website bán hàng như: Zalo, Facebook, Tiktok, SMS, Shoppe, Lazada, Tiki… NextX là phần mềm sử dụng điện toán đám mây. Theo mô hình SaaS đa nền tảng hiện đại như web, mobile app, desktop. Ngoài ra, phần mềm quản lý bán hàng NextX có thể tùy chỉnh và tích hợp theo đặc thù của các ngành hàng và đối tượng khách hàng khác nhau.

Kết luận

Trên đây là top 8 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa có lãi siêu chi tiết cho người mới mà NextX muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng những kinh nghiệm hữu ích này sẽ giúp công việc kinh doanh tạp hóa của bạn ngày càng phát triển. Đừng quên liên hệ với NextX để sở hữu quản lý bán hàng hiệu quả nhé!

Có thể bạn quan tâm: Top 7 Phần mềm quản lý bán hàng dành cho chủ cửa hàng tạp hóa miễn phí tốt nhất



This post first appeared on Next CRM - Nền Tảng CRM Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam, please read the originial post: here

Share the post

Top 8 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa có lãi siêu chi tiết cho người mới

×

Subscribe to Next Crm - Nền Tảng Crm Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam

Get updates delivered right to your inbox!

Thank you for your subscription

×