Get Even More Visitors To Your Blog, Upgrade To A Business Listing >>

Hướng dẫn mở shop quần áo thành công cho người mới 2023

Nếu bạn đam mê thời trang, phong cách và muốn trở thành ông chủ của chính mình, việc mở shop quần áo có thể là quyết định hoàn hảo dành cho bạn. Bạn đang có mong muốn mở shop quần áo thời trang nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Mở shop quần áo cần những gì? Làm thế nào để mở một cửa hàng quần áo? Mở shop quần áo tốn bao nhiêu vốn? Chọn địa điểm mở cửa hàng ở đâu hay làm thế nào để thu hút khách hàng?

NextX sẽ hướng dẫn bạn mở cửa hàng quần áo của riêng mình. Từ việc chọn đối tượng mục tiêu đến xác định nguồn tài chính cho hoạt động Kinh Doanh cửa hàng của bạn. Đọc tiếp để có hướng dẫn đầy đủ về cách mở cửa hàng thời trang mơ ước của bạn.

Lập kế hoạch chi tiết kinh doanh quần áo

Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò then chốt trong quá trình mở shop quần áo. Nó giúp bạn định hướng và tạo dựng nền móng cửa hàng. Để thành công, lĩnh vực thời trang đòi hỏi người kinh doanh phải tính toán tỉ mỉ, cẩn thận từng chi tiết nhỏ. Chúng phải được đề cập trong bản kế hoạch chi tiết kinh doanh shop quần áo.

Phác thảo ý tưởng kinh doanh

Đến năm 2023, Việt Nam có khoảng 99 triệu dân. Trung bình mỗi người chi 2-5 triệu đồng mỗi năm cho các sản phẩm thời trang. Với dân số đông, tỷ lệ người có thu nhập cao cũng ngày càng tăng, sức hấp dẫn của thị trường là rất lớn. Điều này lý giải vì sao những năm gần đây có rất nhiều thương hiệu thời trang xuất hiện tại Việt Nam.

Tuy nhiên, thời trang là một ngành luôn vận động và thay đổi theo thời gian. Nó có thể thay đổi theo mùa, theo xu hướng, theo ngành hay thậm chí theo cửa hàng. Kinh nghiệm mở shop quần áo mà mọi doanh nhân cần lưu ý khi bắt đầu kinh doanh đó là bạn hãy bắt đầu bằng việc vạch ra ý tưởng kinh doanh shop quần áo của mình và xác định rõ ràng từng bước thực hiện theo cách đúng đắn và chính xác nhất.

Phần này gồm những thông tin cơ bản về cửa hàng của bạn như:

Xác định phong cách thời trang

Phong cách chính là yếu tố tạo nên sự đặc biệt và nổi bật của một cửa hàng quần áo giữa hàng ngàn cửa hàng khác nhau. Do đó, ngay từ khâu phác thảo ý tưởng kinh doanh, bạn phải nghĩ đến những phong cách mà cửa hàng của mình sẽ mang đến cho khách hàng: mạnh mẽ, sang trọng, năng động hay nữ tính… Điều này giúp bạn có thể tập trung theo đuổi và phát triển phong cách này một cách độc đáo mà không làm bão hòa và nhạt nhòa trong mắt khách hàng.

Đặt tên cửa hàng quần áo

Khi đặt tên, đa số chủ cửa hàng thường chọn theo sở thích của mình. Nhưng bạn cũng cần cân nhắc đến sự ngắn gọn, dễ nhớ và tránh trùng lặp với các cửa hàng khác.

Mục tiêu mà cửa hàng theo đuổi là gì?

Thông thường chúng ta thường chia mục tiêu thành hai loại: dài hạn và ngắn hạn. Mục tiêu định hướng rõ ràng giúp cho đội ngũ nhân viên kinh doanh thấu hiểu kỹ về sản phẩm. Sau đó có thể tự do đề xuất những ý tưởng kinh doanh độc đáo và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất.

Xác định mô hình kinh doanh shop quần áo

Xác định mô hình kinh doanh cửa hàng quần áo là bước tiếp theo trong việc lập kế hoạch. Có chọn đúng mô hình kinh doanh, nhà đầu tư mới xác định được khách hàng mục tiêu. Từ đó triển khai các biện pháp thu hút khách hàng đúng hướng.

Trên thị trường có rất nhiều mô hình kinh doanh quần áo cho chủ shop lựa chọn. Có các mô hình kinh doanh bán lẻ, bán buôn, kinh doanh nhượng quyền… Mặt khác, chia theo mặt hàng còn có thời trang nhập khẩu, thời trang xuất khẩu, thời trang may sẵn, thời trang thiết kế…

Nghiên cứu và phân tích thị trường

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là một nhóm người tiêu dùng mà một cửa hàng quần áo cố gắng thực hiện các biện pháp khác nhau để tiếp cận, thu hút và bán hàng, v.v. Theo những kinh nghiệm mở shop quần áo, bạn không nên tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Trong việc xác định khách hàng, bạn phải xem xét nhiều khía cạnh chẳng hạn như:

  • Khách hàng ở đâu?
  • Độ tuổi trong khoảng?
  • Nghề nghiệp là gì?
  • Sở thích, thói quen hàng ngày?
  • Kênh mua sắm yêu thích của khách là gì?
  • Mức thu nhập trung bình là bao nhiêu?

Phân tích cạnh tranh

Trước hết, chủ cửa hàng phải tìm hiểu các mô hình kinh doanh đang tồn tại trên thị trường. Các cách thức kinh doanh, thể loại và xu hướng của các cửa hàng offline và online nổi tiếng. Đồng thời, cần hiểu sở thích và thói quen mua sắm của khách hàng, cũng như xu hướng và khả năng của thị trường xung quanh. Chủ cửa hàng có thể tham khảo đến kinh nghiệm của những người thành công khi mở cửa hàng quần áo.

Tiếp theo, chủ cửa hàng phải phân tích điểm mạnh của đối thủ, tìm ra khuyết điểm của họ, tìm ra nguyên nhân thành công hay thất bại. Từ đó phán đoán và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Bước cuối cùng trong nghiên cứu thị trường là phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với cửa hàng quần áo của bạn. Đồng thời, bạn cần xác định kênh phân phối, kênh tiếp thị và tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài.

Xác định tài chính kinh doanh shop quần áo

Bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn? Cho dù bạn có bao nhiêu vốn để đầu tư vào kinh doanh, bạn nên sử dụng 50% số vốn của mình để mua đợt quần áo đầu tiên. Đừng mạo hiểm mua tất cả hàng hóa với số tiền sẵn có của bạn vì đó là một hành động rất rủi ro.

Chi phí thuê cửa hàng:

Chi phí thuê cửa hàng nằm trong khoảng 10-50 triệu mỗi tháng (tùy khu vực và vị trí). Nó chiếm khoảng 30 đến 50% tổng chi phí hàng tháng. Do đó, trước khi thuê mặt bằng, bạn nên tham khảo giá thuê của một số mặt bằng khác nhau. Và tìm địa điểm thuê mặt bằng kinh doanh phù hợp nhất.

Nếu xác định chỉ mở shop online, bạn có thể dùng nhà làm kho hàng hoặc cho khách thử quần áo (nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí thuê mặt bằng so với mở shop truyền thống.

Chi phí thiết kế, thi công và trang trí shop quần áo

Về thiết kế và nội thất cửa hàng, bạn có thể tham khảo thiết kế của cửa hàng thời trang trên mạng. Sau đó tự làm hoặc thuê đơn vị thi công nội thất trọn gói. Giá xây dựng nội thất dao động từ 70 triệu đến 300 triệu. Tùy theo loại vật liệu, số lượng bộ phận trên bản vẽ.

Chi phí nhập hàng và phần mềm quản lý bán hàng

Hãy dựa vào dữ liệu nghiên cứu thị trường có sẵn để phân tích và dự báo lượng hàng cần nhập và số vốn cần thiết để nhập hàng. Nếu bạn chưa quen với việc bán hàng, đừng đặt hàng nhiều hơn bạn có thể bán. Thông thường, chi phí nhập hàng của một cửa hàng quần áo nhỏ là từ 100 triệu đến 600 triệu. Ngoài ra bạn còn nên đầu tư cho phần mềm, ứng dụng bán hàng và quản lý đơn hàng chuyên nghiệp. Hiện tại, chi phí của các chương trình này dao động từ 100.000 đến 300.000 mỗi tháng.

Chi phí lương của nhân viên

Với cửa hàng quần áo nhỏ, bạn có thể đảm nhận các công việc như nhập hàng, bán hàng, thanh toán, kiểm kho, đóng gói hàng gửi cho khách, v.v. Tuy nhiên, bạn có thể nhờ giúp đỡ hoặc thuê nhân viên. Số lượng nhân viên phụ thuộc vào quy mô cửa hàng và lượng khách hàng. Bạn có thể cân nhắc thuê nhân viên toàn thời gian hoặc bán thời gian (theo giờ). Thuê nhân viên bán hàng toàn thời gian tốn 5-7 triệu /tháng. Thuê nhân viên bán thời gian giá khoảng 10.000-15.000/giờ.

Lập kế hoạch kinh doanh dự phòng

Hãy nhớ rằng bắt đầu bất kỳ công việc kinh doanh nào cũng là một rủi ro và nhiều cửa hàng nhỏ đã thất bại. Cuối cùng, bạn nên giữ một khoản tiền dự trữ và phương án dự phòng để tránh những phát sinh bất ngờ. Khi mở shop quần áo bạn nên có thêm nguồn vốn dự phòng để tránh những trường hợp rủi ro.

Chuẩn bị kinh doanh quần áo

Tìm nguồn nhập quần áo hợp lý, chất lượng tốt

Điều quan trọng là bạn phải xác định được nơi mình đem quần áo về bán, nguồn hàng ở đâu uy tín, chất lượng nhưng giá cả phải hợp lý thì kinh doanh mới có lãi.

  • Tự thiết kế thời trang cho riêng mình

Bạn có kỹ năng, khả năng, sở thích về thời trang hoặc đã từng tham gia một lớp thiết kế thời trang? Nếu có bạn nên tận dụng những lợi thế này để thiết kế và may những sản phẩm mới, độc đáo cho cửa hàng thời trang của bạn.

  • Lấy hàng từ các xưởng may

Bạn có thể đến trực tiếp các xưởng may tại Việt Nam để chọn hàng. Công việc này tốn khá nhiều thời gian nhưng bạn có thể chọn được những bộ quần áo mới nhất, chất lượng cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhập hàng từ các nhà bán lẻ nhưng  phải kiểm tra kỹ chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.

  • Lấy hàng Trung Quốc

Bạn cũng có thể  trực tiếp sang Quảng Châu hoặc Quảng Đông để lấy hàng khoảng 1-2 tháng một lần. Tuy mất nhiều thời gian nhưng bạn chọn được những mẫu quần áo mới, đa dạng phù hợp với xu hướng. Bạn cũng có thể nhập số lượng lớn về bán cho các shop nhỏ lẻ hoặc những bạn mới bắt đầu kinh doanh quần áo để kiếm thêm lợi nhuận.

  • Tìm mối sỉ trong nước

– Khu vực phía Bắc: Chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp,…

Xem thêm: Mách bạn kinh nghiệm lấy hàng ở chợ quần áo Ninh Hiệp giá rẻ

– Khu vực phía Nam: Chợ An Đông, Chợ Bến Thành, Chợ Tân Bình, Chợ Bình Tây (Chợ lớn), …

Xác định địa điểm mở shop quần áo

Tiêu chí lựa chọn địa điểm kinh doanh tốt là:

  • Vị trí cửa hàng
  • Diện tích
  • Tiềm năng kinh doanh
  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Mức độ nhận biết và thuận tiện

Tùy vào nguồn vốn và kế hoạch kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. Nếu bạn muốn mở cửa hàng bình dân thì có thể mở ở phố nhỏ, tuyến đường giao thông thuận lợi, khu dân cư đông đúc. Nhưng nếu bạn muốn hướng đến cửa hàng thời trang cao cấp thì nên mở cửa hàng ở những trung tâm thương mại lớn hoặc trên những con phố lớn sầm uất.

Thiết kế và trang trí khi mở shop quần áo

Thiết kế nội thất: kệ, móc treo thời trang, ánh sáng, một số đồ trang trí. Ánh sáng phải bắt mắt và tập trung vào khu vực trưng bày sản phẩm, càng sáng càng tốt. Sau đó là máy thu ngân, máy tính và thiết bị bán hàng.

Thiết kế ngoại thất: Băng rôn, bảng hiệu quảng cáo để tăng thêm phần sinh động.

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Tùy thuộc vào quy mô shop, bạn có thể cần thuê một số nhân viên để xử lý công việc. Chẳng hạn như bán hàng, thu ngân và kiểm tra hàng tồn kho. Khi thuê nhân viên, nên ưu tiên những phẩm chất khác nhau. Như ngoại hình, khiếu thẩm mỹ và ăn nói, thái độ làm việc tốt và trung thực.

Trang bị phần mềm quản lý kinh doanh cho shop quần áo

Bạn muốn chuyên nghiệp hơn trong bán hàng và quản lý cửa hàng? Bạn nên sử dụng NextX để giúp hệ thống hóa toàn bộ nghiệp vụ trong cửa hàng. Ví dụ phần mềm quản lý kinh doanh NextX sẽ giúp bạn:

  • Có hệ thống giải pháp CRM đa kênh trong việc quản lý và chăm sóc khách hàng, chia lead tự động thông minh, khách hàng 360 độ
  • Mang lại bộ giải pháp quản trị marketing automation, tích hợp đa kênh: Facebook, Zalo, Email, SMS, Landing page…
  • Giúp quản lý công việc, dự án, quy trình phê duyệt yêu cầu, chấm công bằng khuôn mặt hoặc định vị
  • Tích hợp All-in-One trên một nền tảng duy nhất phần mềm bán hàng PosX, phần mềm phân phối Next DMS, Tổng đài CSKH NextCRM Call Center

Xem thêm: Top 6 phần mềm quản lý bán hàng shop thời trang dành cho chủ cửa hàng quần áo

Vấn đề đăng ký dinh doanh cho shop quần áo

Bất kể mở shop quần áo lớn hay nhỏ thì bạn cũng cần phải có giấy phép kinh doanh. Bạn có thể đăng ký với tư cách cá thể/hộ gia đình. Nếu quy mô rộng, bạn có thể đăng ký kinh doanh dưới dạng công ty cổ phần hay công ty TNHH v.v. Việc đăng ký kinh doanh sẽ giúp giảm thiểu việc bị tịch thu hàng hóa hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh của bạn khi các cơ quan kiểm tra.

Khai trương và tiếp thị cho shop quần áo

Thời điểm tốt nhất để mở shop quần áo là tháng 4 và tháng 10. Đây là thời điểm chuẩn bị đón đầu các xu hướng thời trang. Rất thích hợp để thu hút người dùng bằng các thiết kế và chương trình khuyến mãi mới.

Bạn muốn nhanh chóng tiếp cận khách hàng và tăng doanh số bán hàng? Vậy bạn cần xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Đó có thể là các chiến dịch marketing tại cửa hàng (giảm giá, tặng quà…). Hoặc các chiến lược hiển thị quảng cáo trên Google, Facebook, đặt quảng cáo trên website, blog, tạp chí,..

Kết luận

Như vậy, NextX đã chia sẻ đến bạn những điều cần biết khi mở shop quần áo một cách chi tiết. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tự lên một kế hoạch mở shop quần áo hoàn hảo cho mình.



This post first appeared on Next CRM - Nền Tảng CRM Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam, please read the originial post: here

Share the post

Hướng dẫn mở shop quần áo thành công cho người mới 2023

×

Subscribe to Next Crm - Nền Tảng Crm Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam

Get updates delivered right to your inbox!

Thank you for your subscription

×