Get Even More Visitors To Your Blog, Upgrade To A Business Listing >>

Cách xác định thế mạnh nghề nghiệp

Để tìm ra nghề mình thích hợp nhất, HS hãy trả lời 3 câu hỏi: Em có thể làm giỏi cái gì? Em thích cái gì? Cái gì làm ra tiền? Khi tìm giao thoa giữa 3 câu trả lời đó, bạn sẽ chọn được nghề nghiệp lý tưởng nhất. Và 3 bước mà HS cần làm để chọn nghề chính xác là: xác định cái mình thích, xác định cái mình giỏi (thế mạnh), tìm hiểu về nghề.
Để tìm ra “cái mình giỏi” là gì, hãy thử áp dụng nhiều phương pháp.
Như phương pháp sinh trắc học, đánh giá độ ưu thế của 10 vùng chức năng trên não dựa vào mật độ dày đặc của nơ-ron và kiểu hình thần kinh (khí chất) của từng thùy. Từ đó, nhận biết độ thuận lợi của từng nghề nghiệp tương ứng với chức năng hoạt động của từng thùy não. Qua đó giúp HS đánh giá được những nghề nghiệp nào phù hợp với tư chất của mình nhất, sẽ phát triển thuận lợi theo năng khiếu tự nhiên nhất.
Thứ hai là phương pháp “20 đôi mắt”. Rất nhiều đặc điểm của bản thân khi bộc lộ sẽ được người xung quanh nhận thấy. HS cần tiến hành phỏng vấn ít nhất 20 người thân cận, từ đó mỗi người sẽ phác thảo những nét vẽ về nhân cách của bản thân. Hãy tìm những nhận xét “lặp đi lặp lại” nhiều nhất trong lời các nhận xét. Từ đó sẽ xác định được “điểm mạnh thương hiệu” của bản thân trong mắt mọi người.

Thứ ba là phương pháp “hộp diêm”. Các que diêm “tiềm năng” sẽ không bao giờ bùng cháy nếu như HS chưa một lần mang nó ra khỏi hộp và “cọ xát”. Ví dụ, nếu muốn biết mình có tiềm năng làm MC hay không, thì phải thử cầm lấy micro. HS hãy thử năng lực của mình.
Phương pháp nữa là “so sánh”, vì so sánh với người khác sẽ giúp bạn nhận ra ưu thế của chính mình. So sánh giữa các khả năng của bản thân với nhau sẽ giúp bạn nhận ra khả năng mạnh nhất.
Ngoài ra, còn có thể áp dụng phương pháp trắc nghiệm hướng nghiệp làm bằng đại học. Các bài trắc nghiệm được chuẩn hóa sẽ giúp mỗi cá nhân chẩn đoán xem bản thân phù hợp với ngành nghề nào nhất. Nếu có một ngành nghề nào đó xuất hiện lặp đi lặp lại trong kết quả của nhiều bài trắc nghiệm khác nhau, nghĩa là ngành nghề đó càng có khả năng sẽ là phù hợp với bạn nhất.
Ngoài ra, còn có thể áp dụng phương pháp phân tích SWOT. Nghĩa là dựa vào bộ câu hỏi gợi ý (trong box Các câu hỏi thống kê), HS có thể tự phân tích 4 nội dung: điểm mạnh (S, Strengths), điểm yếu (W, Weaknesses), các cơ hội (O, Opportunities) và các khó khăn (T, Threats). Từ đó, kết hợp giữa S và O sẽ thành ra nghề nghiệp mà bạn nên lựa chọn.

Học sinh được lựa chọn môn yêu thích khi học thể dục

Việc bắt buộc tất cả học sinh dù thể lực ra sao, nguyện vọng thế nào đều phải tham gia một hoạt động chạy, nhảy, bóng rổ… giống nhau ở mỗi lớp học lâu nay là nguyên nhân khiến học sinh sợ học thể dục trong nhà trường phổ thông.
Tăng thời lượng gấp đôi ở lớp 1
Theo dự thảo chương trình mới, môn thể dục được đổi tên là môn giáo dục thể chất và là môn là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, đảm nhiệm 1 trong 4 mặt giáo dục đức, trí, thể, mỹ. Đáng chú ý, ở lớp 1 hiện hành, môn thể dục chỉ có 35 tiết/năm thì chương trình mới sẽ tăng lên thành 70 tiết/năm.
Dự thảo chương trình môn học giáo dục thể chất mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường; đồng thời, tạo điều kiện để các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với yêu cầu giáo dục, điều kiện thực tế và đặc điểm cụ thể của học sinh địa phương
Môn giáo dục thể chất được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn giáo dục cơ bản (ở cấp tiểu học và cấp THCS). Nội dung chủ yếu của môn giáo dục thể chất ở giai đoạn này là giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao, hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động, làm cơ sở để phát triển toàn diện
Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình giáo dục thể chất cấp THPT là môn học bắt buộc có phân hóa, thông qua hình thức tự chọn môn thể thao, nhằm giúp cho học sinh tiếp tục phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.
Tùy điều kiện của mỗi trường, học sinh có thể lựa chọn một hoặc nhiều môn thể thao trong 3 năm học, hoặc mỗi năm học lựa chọn một môn thể thao.
Trong hoạt động giáo dục thể chất, giáo viên cần tích hợp, sử dụng kiến thức một số môn học khác để nội dung luyện tập không bị đơn điệu, như việc sử dụng một số bài hát (đồng dao) khi tổ chức trò chơi, hoặc kết hợp với âm nhạc phù hợp làm “nền” cho những thời gian luyện tập nhất định trong giờ học, tạo không khí vui tươi, hưng phấn khi tập luyện,làm cho học sinh ưa thích và đam mê luyện tập thể thao.
Đánh giá bằng A, B, C…
Theo dự thảo chương trình mới, đánh giá kết quả giáo dục thể chất phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục thể chất, bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh để điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy – học.
Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 được ghi nhận bằng loại như: xuất sắc (A+); giỏi (A); khá (B); trung bình (C); yếu (D). Riêng cấp THPT, kết quả học tập môn giáo dục thể chất của học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 được đánh giá bằng điểm số và tính theo thang điểm 10.

The post Cách xác định thế mạnh nghề nghiệp appeared first on Làm bằng đại học, cao đẳng, trung cấp uy tín không cần đặt cọc.



This post first appeared on Làm Bằng đại Học Uy Tín Giá Rẻ Chất Lượng, please read the originial post: here

Share the post

Cách xác định thế mạnh nghề nghiệp

×

Subscribe to Làm Bằng đại Học Uy Tín Giá Rẻ Chất Lượng

Get updates delivered right to your inbox!

Thank you for your subscription

×