Get Even More Visitors To Your Blog, Upgrade To A Business Listing >>

Chọn ngành theo nhu cầu thị trường

Chọn ngành theo nhu cầu thị trường, Từ 2021, khi thi THPT quốc gia có thể làm bài trên máy tính là những tin đáng chú ý trong tuần

Việc lựa chọn ngành học của thí sinh trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1 cho thấy sự chuyển dịch theo hướng thị trường tốt hơn. Thí sinh chọn ngành đang cần rất nhiều nhân lực trong thời gian sắp tới.
Công nghệ thông tin áp đảo
Khoảng 2 – 3 năm trở lại đây, nhóm ngành công nghệ thông tin (CNTT) bắt đầu được thí sinh (TS) lựa chọn nhiều. Đặc biệt năm nay, đây là một trong những ngành có số lượng đăng ký nguyện vọng 1 nhiều nhất trong khối kỹ thuật, dẫn đến điểm chuẩn tăng vọt ở hầu hết các trường.
Lần đầu tiên ngành khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM lên đến 28 điểm, đứng đầu các ngành của trường. Ngành CNTT tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng tương tự khi có điểm chuẩn lên đến 28,25 điểm. Nhóm ngành máy tính và CNTT tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM lấy đến 600 chỉ tiêu nhưng điểm chuẩn cũng đến 26, tăng 3 điểm so với năm 2016. Điểm chuẩn ngành này ở Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM là 25, cao nhất trường. Hầu hết ở các trường ĐH ngoài công lập, ngành này có điểm chuẩn cao hơn sàn 3 – 4 điểm
Công nghệ kỹ thuật ô tô cũng tăng rất ngoạn mục. Các trường ĐH công lập ở TP.HCM như: Bách khoa, Sư phạm kỹ thuật, Công nghiệp… ngành này đều nằm trong nhóm có điểm chuẩn cao nhất. Điều này cũng diễn ra ở các trường ngoài công lập. Chẳng hạn, điểm chuẩn ngành này tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM là 18 điểm (tăng 3 điểm so với năm 2016), ĐH Nguyễn Tất Thành 17,5 điểm (tăng 2,5 điểm so với năm 2016).
Mùa tuyển sinh năm nay cũng chứng kiến sự “lên ngôi” bất ngờ của nhiều ngành học khác. Bên cạnh báo chí, lần đầu tiên quản trị du lịch và lữ hành có điểm chuẩn cao nhất tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM (27,25 điểm – khối C). Đây cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất tại một số trường ĐH khác.
Mừng và lo
Theo PGS-TS Vũ Hải Quân, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, sự lên ngôi của ngành CNTT và một số ngành khác trong năm nay là điều đáng mừng. Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa ra các dự báo về ngành nghề trong tương lai, TS đã có sự lựa chọn dựa theo nhu cầu của xã hội.
Tuy nhiên, theo ông Quân, số lượng hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực. Theo thống kê công bố trong Sách trắng về thông tin và số liệu thống kê CNTT và truyền thông năm 2014 do Bộ Thông tin – Truyền thông ấn hành, cả nước hiện có khoảng 177.000 sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông hệ chính quy đang theo học tại khoảng 400 trường. Theo ước tính, chỉ khoảng 1/4 số sinh viên đang được đào tạo tại 8 cơ sở đào tạo trọng điểm về CNTT. Cả hệ thống đào tạo này cũng chỉ có thể cung cấp khoảng 600.000 lao động trong ngành này vào năm 2020. Trong khi đó, theo kế hoạch tổng thể về phát triển nguồn lực ngành này thì VN cần đến 1 triệu lao động vào năm 2020.
Ở một khía cạnh khác, theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT, Bộ Thông tin – Truyền thông mới được công bố gần đây, hiện 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm, thực hành; 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm và thiếu kỹ năng mềm. Chỉ khoảng 15% sinh viên mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhân lực và thị trường lao động TP.HCM, cho rằng xu thế nhìn nhận ngành nghề của TS như vậy là hợp lý và rất đáng hoan nghênh. Việc lựa chọn học công nghệ và dịch vụ là rất phù hợp xu hướng, chủ trương của nhà nước. Đặc biệt, TS chọn CNTT vì điều này phù hợp cho sự phát triển của quốc gia và các địa phương, nhất là khi chúng ta đang tiến tới cách mạng công nghiệp 4.0. Quản trị du lịch, công nghiệp cơ khí cũng cũng đang cần rất nhiều nhân lực.
“Tuy nhiên, có một điều đáng băn khoăn là từng địa phương chưa tính toán được tính cân đối của nhu cầu nhân lực các ngành nghề. Nhiều trường đào tạo một số ngành cùng một lúc, sản phẩm ra sẽ có tính cạnh tranh rất lớn. Việc phát triển nhu cầu nhân lực cũng cần lưu ý bậc giáo dục nghề nghiệp. Vì xu hướng TS vẫn nghiêng về lựa chọn bậc hàn lâm, lý luận nhiều, trong khi thị trường cũng cần rất nhiều lao động nghề”, ông Tuấn nói.

Từ 2021, khi thi THPT quốc gia có thể làm bài trên máy tính

Đổi mới phương thức xác định chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm
Ngày 25.9, Bộ GD-ĐT đã có thông báo chính thức về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2018.
Theo đó, Bộ khẳng định phương thức tổ chức kỳ thi trong các năm tới sẽ giữ ổn định như năm 2017. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, Bộ chủ trương thực hiện lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh như sau: Tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và từng bước định hướng theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong các năm 2018 – 2020, việc tổ chức các bài thi, môn thi được giữ ổn định như năm 2017. Từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.
Trao đổi với PV Thanh Niên chiều qua, ông Nguyễn Khắc Phê, Giám đốc Sở GD-ĐT Hưng Yên, cho biết: “Việc thi trên máy tính là một phương án tất yếu phải hướng đến vì sẽ giải quyết được nhiều bất cập trong thi cử hiện nay, vừa đánh giá khách quan vừa tiết kiệm nhiều mặt trong khâu tổ chức thi. Đến năm 2021 và thậm chí là sớm hơn, Hưng Yên vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu này vì hiện nay hệ tầng công nghệ thông tin của các trường THPT đã rất tốt, chỉ bổ sung thêm máy móc thôi”.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình, cũng khẳng định trong một vài năm tới Hòa Bình hoàn toàn có thể thực hiện được yêu cầu tổ chức thi trên máy tính vì điều kiện hiện có đã khá tốt rồi. Ông Vinh cho rằng việc thi trên máy sẽ giải quyết được những vấn đề tạm gọi là tiêu cực trong thi cử, thí sinh thi xong là biết kết quả, giảm thiểu nhiều khâu cồng kềnh, tốn kém trong tổ chức thi.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng sẽ rà soát lại các nhóm đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên để điều chỉnh mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội.

The post Chọn ngành theo nhu cầu thị trường appeared first on Làm bằng đại học cao đẳng, trung cấp tại TPHCM có hồ sơ gốc.



This post first appeared on Làm Bằng đại Học Uy Tín Giá Rẻ Chất Lượng, please read the originial post: here

Share the post

Chọn ngành theo nhu cầu thị trường

×

Subscribe to Làm Bằng đại Học Uy Tín Giá Rẻ Chất Lượng

Get updates delivered right to your inbox!

Thank you for your subscription

×