Get Even More Visitors To Your Blog, Upgrade To A Business Listing >>

Học sinh đi học đại học là… cảm giác thế nào?


Với mục đích hướng nghiệp bằng trải nghiệm thực tế, khóa hè trải nghiệm “Em là kỹ sư Điện – Điện tử tương lai” ra đời, cho phép các bạn học sinh lớp 10 – 11 và một số em học sinh THCS trở thành… sinh viên trường Đại học Bách khoa trong vòng 2 tháng.

Tại đây, các em học sinh có cơ hội học tập kiến thức điện cơ bản, tự tay thực nghiệm trên máy móc cũng như làm quen với các hoạt động nghiên cứu, chế tạo sản phẩm kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, sinh viên khoa Điện – Điện tử…

Chân trời kiến thức mới khi… học đại học

Trong khóa học “Em là kỹ sư Điện – Điện tử tương lai”, các em được học một cách bài bản, bao quát các vấn đề về thiết kế mạch điện tử, thực hành hàn lắp bảng mạch, lập trình hệ thống nhúng (Embedded system) với ngôn ngữ C, xây dựng ứng dụng IoTs (Internet of Things).

Giờ học xen kẽ với thực hành, học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết vào các bộ kit thí nghiệm, tự tay thiết kế, lắp ráp, điều chỉnh mô hình và lập trình tạo thành các ứng dụng thực tiễn.

Mỗi nhóm học sinh sẽ thiết kế sản phẩm từ việc lên ý tưởng, thiết kế, chọn vật liệu, lắp ráp và lập trình, hoàn thiện mô hình. Ngoài giờ học trên giảng đường và các xưởng, phòng thí nghiệm, các nhóm còn tích cực trao đổi, họp nhóm online để cùng nhau vượt qua thử thách.

Từ sự yêu thích pha chút tò mò ban đầu, các em học sinh đã được tiếp cận với chân trời kiến thức mới và nhiều kỹ năng mà trong trường phổ thông các em chưa từng trải qua.


Chia sẻ của các em học sinh sau khóa học “Em là kỹ sư Điện – Điện tử tương lai”

Đăng Kỳ – học sinh Trường Phổ thông năng khiếu (ĐHQG-HCM) chia sẻ: “khóa học này do các anh chị sinh viên giảng dạy trực tiếp, các kiến thức cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp với học sinh cấp 3 nên em thấy không quá khó. Hơn nữa, các anh chị có nhiều thời gian, lại nhiệt tình hỗ trợ nên mọi thắc mắc của chúng em đều được giải đáp ngay”.

Đăng Kỳ cho biết thêm, khóa học giúp bạnem có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Kỹ sư Điện – Điện tử, từ đó cân nhắc chọn ngành học này khi lên bậc đại học.

Các em học sinh tham gia khóa học trải nghiệm “Em là kỹ sư Điện – Điện tử tương lai” tại trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM).

Trần Trí Bảo – học sinh vừa tốt nghiệp Trường THCS Nguyễn Văn Phú (Q.11) đánh giá: “Kiến thức trong khóa học rất mới và hơi khó đối với học sinh cấp hai như em. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của các anh chị sinh viên, kiến thức khó em đều dần dần nắm được.

khóa học cũng giúp em nâng cao khả năng lập trình, kỹ năng làm việc nhóm, kết bạn. Qua đó, em cũng nhận ra rằng, mình không hợp với ngành điện mà hợp với lập trình hơn”.

Đoàn Ngọc Xuân Trang – Trường THPT Ngô Quyền (Q.7) chia sẻ: “Dù một tuần chỉ được học 2 ngày nhưng em cảm nhận được niềm vui khi tiếp cận các kiến thức mới, cũng như những áp lực, khó khăn khi học đại học.

Hồi cuối cấp 2, em có học nghề điện nhưng những kiến thức đó chỉ là cơ bản. Trong khóa này, em được học nâng cao, chẳng hạn như được gắn mạch điện, lập trình code. Khi thấy những con led sáng lên hay sản phẩm chạy được – em thấy rất hạnh phúc”.

Theo Xuân Trang, khóa học giúp em cảm thấy hiểu biết hơn không chỉ về kiến thức mà còn hiểu thêm về bạn bè cùng trang lứa, về các anh chị sinh viên.

Khóa hè nhiều “đích đến”

Lần đầu tổ chức, khóa học hè “Em là kỹ sư điện – điện tử tương lai” thu hút 84 em học sinh đến từ 22 trường THPT trên địa bàn thành phố và các tỉnh thành lân cận như THPT Năng khiếu, THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT Chuyên Lê Hồng Phong, THPT Ngô Quyền, THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai…

Các em tham gia với mục đích thỏa mãn đam mê và cải thiện kỹ năng trong lĩnh vực Điện – Điện tử; tìm hiểu về ngành mà mình yêu thích, đồng thời trải nghiệm cảm giác của một sinh viên đại học…

Thạc sĩ Hồ Thanh Phương – Giảng viên Khoa Điện – Điện tử, trưởng ban tổ chức khóa học cho biết, khóa học được sự tài trợ của nhiều đơn vị nên các em học sinh không phải đóng học phí khi tham gia.

Cô Phương đánh giá, các em học sinh tham gia có sự kiên trì, cầu tiến và ham học hỏi. Lực lượng giảng dạy cảm thấy vui khi nhìn thấy nhiều em có niềm đam mê thực sự với ngành Điện – Điện tử.

Các em học sinh có những ngày hè “đắm mình” trong thiết kế board mạch và lập trình.

Tham gia khóa học, các em còn được trải nghiệm cháy nổ, tức là khi làm sai, mạch sẽ cháy nổ như thế nào và “các em đều rất vui khi được làm cháy nổ gì đó”.

Thạc sĩ Hồ Thanh Phương chia sẻ thêm, sau khi học về điện tử cơ bản, các em được học về lập trình trên các board mạch vi điều khiển. Từ việc chưa có một chút kiến thức nào, sau khóa học các em đã có thể làm được các sản phẩm cụ thể như: máy nhắc nhở giữ im lặng, xe điều khiển bằng bluetooth, hộp khoá điện tử bằng RFID, bàn cờ tự chơi được, hệ thống điều khiển bơm tưới tự động…

Cô Phương khẳng định, qua khóa học, học sinh hiểu hơn mong muốn của bản thân mình (các em có thích học kỹ thuật hay không? thích học ngành kỹ thuật nào?…) và có quyết định chính xác hơn cho tương lai. Điều này rất có giá trị và ý nghĩa với các em học sinh – đang trong chuẩn bị bước vào giai đoạn chọn ngành, chọn trường đại học.

“Khi học, các em được phân nhóm 4-5 em để làm dự án. Tranh cãi, mâu thuẫn, cùng nhau giải quyết vấn đề và vỡ òa khi thành công – là tất cả những trải nghiệm làm việc nhóm mà các em có được trong khóa hè này” – cô Phương cho biết.

Xem thêm: 10 điều cần phải biết về nghề kỹ sư điện – điện tử

Nhiều em học sinh nữ cũng đam mê ngành Điện – Điện tử

Phạm Hồ Anh Tuấn – Sinh viên Khoa Điện – Điện tử – một trong những thành viên tham gia hướng dẫn, giảng dạy cho các em học sinh chia sẻ, các kiến thức chuyển tải cho các em đã được đơn giản hóa bằng ngôn từ dễ hiểu, có thể áp dụng được ngay vào thực tế. Ví dụ như khi làm thùng rác thông minh, các cảm biến hoạt động như thế nào, làm vi mạch, lập trình ra sao để thùng rác có thể hoạt động được…

Anh Tuấn chia sẻ thêm, tất cả nội dung, slide trong quá trình giảng dạy đã được các thầy cô duyệt và chỉnh sửa trước, sinh viên sẽ truyền tải lại một cách đầy đủ, dễ hiểu nhất và giúp các em giải quyết mọi thắc mắc 24/24 giờ.

Thạc sĩ Hồ Thanh Phương cho rằng, các sinh viên của trường tham gia chương trình này cũng học hỏi được rất nhiều từ việc chuẩn bị kiến thức vững khi đứng lớp, xây dựng hình ảnh cá nhân, cải thiện khả năng giao tiếp… đến việc tổ chức chương trình. Dù có những va vấp, có những lỗi sai – nhưng các em đều khắc phục và vượt qua được. 

Theo Thạc sĩ Hồ Thanh Phương, khóa hè đã đạt được rất nhiều mục tiêu. Thông qua môi trường học tập thực tế, các em học sinh sẽ hình thành tư duy mở về ngành nghề, từ đó có cơ sở vững chắc hơn để đưa ra lựa chọn cho tương lai.

Trong khi đó, sinh viên được trải nghiệm chia sẻ kiến thức, giao tiếp tốt hơn. Đặc biệt, trong công tác hướng nghiệp, các khóa hè như vậy sẽ giúp trường tìm đúng người thích kỹ thuật để học kỹ thuật, làm kỹ thuật – mang đến sự phát triển bền vững cho ngành kỹ thuật nước nhà.



Source link



This post first appeared on Make Money Online Club, please read the originial post: here

Share the post

Học sinh đi học đại học là… cảm giác thế nào?

×

Subscribe to Make Money Online Club

Get updates delivered right to your inbox!

Thank you for your subscription

×