Get Even More Visitors To Your Blog, Upgrade To A Business Listing >>

Cách trồng và chăm sóc cây nắp ấm ăn thịt

Cách trồng cây nắp ấm, cây bắt mồi, cây nắm ấp có tên gọi khác như cây:  cỏ chuồng heo, dây nắp ấm, dây nắp bình, cây bình nước, nắp bình cất, nắp nước, trư lung thảo, bình nước kỳ quan, trư tử lung. Cây khá là đẹp mắt, kỹ thuật trồng cũng khá đơn giản,  sau đây là cách trồng và chăm sóc cây nắp ấm

TÌM HIỂU CÂY NẮP ẤM( CÂY ĂN THỊT)

Cây nắp ấm là loại cây than thảo nhỏ, sống khỏe, có bộ rễ nông, lá hình kiếm dài.cây phát triển về lâu dài sẽ phát triển ra bộ phận có hình ấm và có thể giữ nước bên trong, và bắt sâu bọ, ruồi muỗi khi bay vào. Cây phát triển rất nhanh, hiện nay có rất nhiều loại cây nắp ấm khác nhau như, nâu, tía , xanh…. Mỗi  màu lại có đặc điểm khác nhau.

  • Cách trồng và chăm sóc Hoa Cúc Sao Băng đẹp
    Cách trồng và chăm sóc Cây Hoa Trà
  • Chăm sóc cây xanh để bàn

cây nắp ấm

cây nắp ấm có nhiều ấm nhỏ

Đặt cây nắp ấm trong nhà sẽ giúp thành lọc không khí tốt hơn, với những đôi đang yêu nhau khi tang cây nắp ấm cho nhau thể hiện được tình yêu đôi lứa, biểu tượng cho hạnh phúc dài lâu. Cây có thể đặt ở mọi vị trí trong nhà, nhưng vị trí tốt nhất là hướng đông, đông bắc, hoặc đông nam

Cây nắp ấm thường được đặt ở các vị trí đẹp trong nhà và trong khu vườn, với ban công treo, ngoài vườn, chậu kiểng và dùng làm cảnh, trang trí rất đẹp mang đến không gian sống đẹp.

CÁCH GIEO HẠT CÂY NẮP ẤM

cây nắp ấm thường được biết đến nhiều là loại cây phát triển chậm lúc còn nhở vì vậy trong quá trình chăm sóc lúc cây nhỏ thì chúng ta nên đặc biệt chú ý tới sự phát triển và chăm sóc cây nắp ấm nhỏ.

Hạt cây nắp ấm gieo không khó nhưn vì tốc độ nảy mầm và sinh trưởn rất chậm nên việc bạn sẽ cảm thấy cây rất lâu phát triển. để có được những cây nắp ấm phát triển mạnh khỏe bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:

  • *Chậu nhỏ ( loại cỡ chậu người ta trồng cây thủy sinh bán trên thị trường ).
  • *Ly nhựa trong ( loại dùng một lần ) úp vào vừa khít miệng chậu, đục lỗ xung quanh phần đáy ly để tạo độ thông thoáng.
  • *Khay nhựa to đường kính từ 30cm-50cm cao khoảng 5cm là ok
  • *Chất trồng : trộn 4 phần cám dừa + 1 phần cát trắng ( thêm chút nước mưa cho ẩm ướt )

Sau khi chuẩn bị tất cả những đồ dùng cần thiết, lúc này ta tiến hành gieo hạt

CÁCH GIEO HẠT CÂY NẮP ẤM

Chúng ta nên lựa chọn vị trí gieo hạt phải kín gió vì hạt của cây rất bé, nếu ta có them cát thì ta có thể trộn cát vào trong hạt để giúp hạt được đều hơn.

Tiến hành rãi đều hạt lên chậu ươm, sau đó tưới phun xương nhẹ cho đủ ẩm và phủ lại một lớp đất rất mỏng giúp hạt nảy mầm tốt hơn.

hạt cây nắp ấm

cây nắp ấm nhỏ khi đã nảy mầm

Sau khoảng thời gian chờ đợi khoảng gần 2 tuần thì lúc này hạt bắt đầu nảy mầm và sau khoảng 2 tuần thì cây con sẽ cho ra 2 lá mầm, lúc này ta có thể cho cây tiếp xúc dần với ánh nắng mặt trời và cung cấp đầy đủ nước tưới cho cây, giúp cây nắp ấm con phát triển tốt hơn.

Sau khi ra 2 lá mầm thì cây sẽ ra cái lá đầu tiên, và cái lá đầu tiên này cũng sẽ có cái bình, mặc dù rất bé chỉ bằng hạt mè hay bé hơn nữa, nhưng chúng cũng đã bắt đầu làm nhiệm vụ bắt mồi nuôi cây rồi, lá ra sau sẽ có cái bình lớn hơn lá ra trước,bạn có thể tạo một đường dẫn từ bên ngoài khay vào chậu ươm cho kiến có thể ra vô chậu, cây sẽ tự thu hút và bắt mồi khi cái bình đủ lớn,

sau khoảng 10-12 tháng cây sẽ có khoảng 5-6 bình to bằng ngón tay út, rễ củ lúc này chỉ to bằng cọng giá thôi, khi này đã có thể tách cây ra trồng riêng từng cá thể, chăm sóc bình thường……( luôn giữ cho chất trồng ẩm ướt và tuyệt đối không tưới bất kì loại phân bón nào)

những cây nắp ấm nhỏ mới lớn

khi cây được khoảng 12 tháng thì lúc này cây rất phát triển và tốt hơn, và khi cây trưởng thành, thời gian cần tới 4 năm và bắt đầu cho ra những nắp ấm giúp bắt ruồi muỗi,côn trùng khác nhau.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY NẮP ẤM

Sau khi ta tiến hành gieo hạt và khi cây có khoảng 2 lá thật thì lúc này ta tiến hành cho cây ra chậu để trồng vào vị trí mà bạn muốn đặt cây. Muốn cây nhanh phát triển, cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt hơn. Sau đây là cách chuẩn bị đất trồng, nước tưới, phân bón giúp cho cây phát triển tốt hơn.

Đất trồng cây nắp ấm

Riêng cây nắp ấm không cần đất giàu chất dinh dưỡng như những cây trồng khác, cây nắp ấm nên trồng ở đất nghèo chất dinh dưỡng, thiếu khoáng chất và giữ ẩm tốt và có động thông thoáng tốt, vì vậy khi trồng cây nắp ấm chúng ta không cần phải lựa chọn đất có nhiều chất dinh dưỡng.

Mụn dừa (cám dừa, bột dừa) đã qua xử lý, tốt hơn có thể sử dụng xơ dừa hay vỏ dừa xắt cục ngoài ra có thể trộn thêm trấu sống, sỏi nhỏ, cát hạt to hay đá perlite để tăng độ thoáng cho chất trồng.

đất trồng ít chất dinh dưỡng

cây nắp ấm được thiết kế đẹp

Chậu trồng cây nắp ấm không có gì đặc biệt, cũng như các loại cây cảnh thông thường, chậu cần có lỗ thoát nước. Chọn chậu trồng cây nắp ấm có đường kính chậu nhỏ hơn đường kính cây (tán lá cây) một chút sao cho khi trồng cây nắp ấm của bạn phần cuống ấm và ấm thò ra ngoài thòng xuống sẽ rất đẹp. Nếu có điều kiện thì các loại chậu treo là đẹp nhất để trồng cây nắp ấm vì nhìn những chậu, giỏ treo sẽ thấy những cái ấm thòng xuống rất là đẹp.

Sau khi đã tiến hành trồng và định vị cây, lúc này ta nên bổ sung them lượng nước cho cây, giúp cây phát triển tốt hơn.

NƯỚC TƯỚI CHO CÂY NẮP ẤM

Một ngày nên tưới ít nhất một lần, tưới càng nhiều lần cây nắp ấm càng khỏe, ra nhiều ấm và ấm càng to, màu đẹp. Tuyệt đối không bao giờ để cho cây nắp ấm bị khô. Nên sử dụng nước mưa, nước thẩm thấu ngược RO, nước máy có nồng độ chất khoáng hòa tan thấp.

ÁNH SÁNG ĐỦ CHO CÂY NẮP ẤM

Cây nắp ấm là loài cây thường mọc dưới những tán rừng thưa  vì vậy mà chúng ta không nên đặt cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, vì vậy nếu có đặt dưới ánh sáng mặt trời, chúng ta nên dùng tấm lưới che để giúp giảm thiểu ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây.

cây nắp ấm ở nơi ánh sáng yếu

cây nắp ấm ở nơi có ánh sáng khuất

PHÂN BÓN CHO CÂY NẮP ẤM

Đúng là cây nắp ấm có rất nhiều điểm đặc biệt, không cần tưới nhiều, không cần chất dinh dưỡng nhiều, đúng là như vậy. cây nắp ấm không cần sử dụng phân bón vì cây nắp ấm có khả năng bắt mồi để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

cây nắp ấm bắt chuột

cây nắp ấm chờ mồi

Vì vậy nếu chúng ta bón nhiều phân cho cây, rất dễ làm cho cây bị chết , vì cây nắp ấm còn được gọi là cây ăn thịt nên khi chăm sóc bạn cần phải chú ý về điều này

Nếu bạn thật sự muốn bón phân cho chúng thì bạn có thể bắt côn trùng cho vào ấm của cây nắp ấm (như ruồi, muỗi, kiến và gián… hoặc có thể là cào cào, dế, sâu,… nhưng chỉ 1-2 con), chúng sẽ từ từ hấp thu con mồi.

Cách này là đơn giản nhất nhưng không phải là nhất thiết vì cây nắp ấm có khả năng tự bắt côn trùng để sinh trưởng và phát triển. Và nếu chúng ta cho chúng ăn quá nhiều sẽ làm mất cân bằng vi sinh trong ấm sẽ làm cho ấm bị thối và héo nhanh hơn so với vòng đời bình thường của ấm.

Nhưng nếu không có giàn cây sẽ ngã rạp không đẹp, khi này có thể dựng những cây trúc đứng và cột cho cây dựng lên, hay có thể cắt cụt xuống và chừa từ gốc lên 2 đến 3 nách lá ( chồi mới sẽ ra từ những nách lá này).

Cây đang lên khỏe mà cắt xuống sẽ nảy rất nhiều mầm mới, nếu như muốn cây ra bình lớn thì chỉ chừa lại 2-3 nhánh khỏe nhất còn lại là lặt bỏ,nếu như muốn cây ra xum xuê có nhiều bình nhỏ nhỏ đẹp xinh thì cứ để vậy, chỉ bỏ những mầm quá yếu.

   

Chúc các bạn trồng và chăm sóc tốt cây nắp ấm

Cây cảnh đẹp

The post Cách trồng và chăm sóc cây nắp ấm ăn thịt appeared first on chăm sóc cây cảnh.



This post first appeared on Mua Bán Cây Trồng, please read the originial post: here

Share the post

Cách trồng và chăm sóc cây nắp ấm ăn thịt

×

Subscribe to Mua Bán Cây Trồng

Get updates delivered right to your inbox!

Thank you for your subscription

×