Get Even More Visitors To Your Blog, Upgrade To A Business Listing >>

Bày “chiêu” đưa ông Táo về trời- cả năm sung túc, bếp nhà ấm no

Theo phong tục cổ truyền, người Việt Nam tin rằng, hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch sẽ đưa ông Táo về trời, trình báo những việc đã xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Sau đó, đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở về trần gian để tiếp tục trông coi bếp lửa cho mọi nhà.

Dân gian kháo nhau rằng đưa ông Táo về trời đúng nghi lễ sẽ giúp gia chủ ấm no quanh năm, tài lộc đủ đầy. Thế nên  đừng quên những lưu ý sau đây của SUNO

Đưa ông Táo về trời năm 2018

1. Phong tục tiễn ông Công, ông Táo về trời

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ.

Nhờ có vị thần này nên các ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau.

Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.

– Thổ Công: trông coi việc bếp núc
– Thổ Địa: trông coi việc nhà
– Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

2. Cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào, lúc mấy giờ?

Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới vào đúng ngày 23 tháng Chạp (âm lịch). Vậy đưa ông Táo về trời năm Mậu Tuất 2018 vào giờ nào là tốt nhất.

Theo quan điểm nhân gian, thời gian tốt nhất được chọn để đưa ông Táo về trời là từ 9h đến 12h (tức giờ Ngọ), đây được xem là thời điểm các thần quy tụ chuẩn bị về trời. Đây cũng được xem là giờ tối linh thiêng.

Mặt khác, nếu không thể sắp xếp thời gian vì bận việc thì cũng nên tiến hành lễ cúng trước 12h trưa. Sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực chúng sinh sống.

3. Mâm lễ vật cúng ông Táo

Việc cúng tiễn ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo bao gồm có:

– Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu,…
– Bộ ba mũ áo, hia hài Táo Quân cùng vàng nén
– Cá chép
– Nhang thơm, bình hoa tươi cùng các loại quả tươi đẹp

Ngoài ra, để ông Táo có phương tiện về trời, thì người ta còn cúng thêm các vật phẩm theo phong tục của mỗi miền.

– Miền Bắc: người ta cúng một con cá chép còn sống thả vào chậu nước, “cá chép hóa rồng” nghĩa là cá này sẽ biến thành rồng đưa Táo quân về chầu trời. Cá này sẽ được phóng sinh sau đó (thả ở ao hồ hay sông).

– Miền Trung: đối với những gia đình ở miền Trung thì tục lệ đưa ông Táo về trời, sẽ được cúng thêm một con ngựa bằng giấy với yên, cương.

– Miền Nam: các gia đình ở miền Nam thì giản dị hơn, đa phần mọi nhà chỉ cúng mũ, áo và đôi nia bằng giấy.

Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho lửa cháy rực, mâm cỗ đề huề, tượng trưng cho mong muốn cả nhà quanh năm no ấm.

Tùy theo thói quen mỗi nhà, có nhà thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

Tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ cho gia đình trong một năm mới. Vì vậy vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, mọi gia đình người Việt đều bày cúng đưa tiễn Táo Công về trời.

Xem thêm:

  • Ngày vía Thần Tài 2018: Làm gì để may mắn tài lộc suốt năm?
  • Những loại trái cây mang lại may mắn và cách bày trí mâm ngũ quả theo phong thủy
  • Các loài hoa mang lại may mắn tài lộc nên chưng vào dịp Tết

The post Bày “chiêu” đưa ông Táo về trời- cả năm sung túc, bếp nhà ấm no appeared first on SUNO.vn.



This post first appeared on Phan Mem Ban Hang Suno, please read the originial post: here

Share the post

Bày “chiêu” đưa ông Táo về trời- cả năm sung túc, bếp nhà ấm no

×

Subscribe to Phan Mem Ban Hang Suno

Get updates delivered right to your inbox!

Thank you for your subscription

×